12/12/2015
Thỏa thuận Paris, được thông qua vào ngày 12 tháng 12 năm 2015, là một hiệp ước quốc tế quan trọng nhằm thích ứng biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Hiệp ước này tập hợp 195 quốc gia với mục tiêu hướng tới kiềm chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, đồng thời nỗ lực hành động để hạn chế sự gia tăng này ở mức 1.5 độ C.
Các thành phần chính của hiệp ước bao gồm:
-
Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDCs): Mỗi quốc gia thiết lập kế hoạch hành động khí hậu và mục tiêu riêng của mình, và sẽ cập nhật kế hoạch 5 năm một lần.
-
Đánh giá toàn cầu: 5 năm một lần, các bên sẽ đánh giá kết quả thực hiện của tất cả các thành viên.
-
Tài chính khí hậu: Các nước phát triển được khuyến khích cung cấp hỗ trợ tài chính giúp các nước đang phát triển nhằm đạt được mục tiêu chung.
-
Minh bạch: Các chương trình hành động và lượng phát thải của các bên đều được giám sát, báo cao và xác nhận bởi các bên liên quan.
Thỏa thuận Paris nhấn mạnh tầm quan trọng của các chiến lược tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng, với trọng tâm là bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Thỏa thuận có hiệu lực từ ngày 4 tháng 11 năm 2016, đánh dấu cam kết toàn cầu quan trọng trong việc đối phó với biến đổi khí hậu.